Có thể nói, sự bền bỉ của túi đựng hàng là vô cùng quan trọng để có thể bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, Bao Bì Tuấn Ngọc sẽ chia sẻ một vài chỉ số đặc trưng và cách đo độ bền của màng nilon trước khi đưa vào sản xuất. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo có ích với các xưởng nhỏ hoặc những bạn muốn tìm hiểu thêm.
Các chỉ số độ bền của màng nilon
Một cách tổng quát, có tới 36 chỉ số xác định đồ bền bỉ của màng nhựa nói chung. Tuy nhiên, nếu xét riêng màng nilon chúng ta thì cần quan tâm tới 3 chỉ số cơ bản sau :
Độ bền cơ học
Phương pháp kiểm tra độ bền cơ học của màng ni lông là cách đo các chỉ số cho phép qua các quá trình tác động vât lý lên trên vật liệu.
Lực bền kéo căng:
Sự kéo giãn là phần vật liệu nhựa sẽ giãn dài trước khi bị đứt. Vật liệu càng kéo giãn thì nó càng chịu được hàng hóa nặng va đập tốt hơn, ít bị đứt hơn. Điều này rất quan trọng nhất là đối với những bao nhựa đựng hàng nặng. Sự kéo giãn được diễn tả bằng phần trăm so với chiều dài ban đầu. Độ co giãn được diễn tả bằng phần trăm so với chiều dài ban đầu. PP và PVC có giá trị này khá cao, lên đến 450 %, polyester . Màng PS có giá trị kéo giãn rất thấp, trong khi màng HD / PE lại có chỉ số cao hơn tương đối. Đó là lý do tại sao chúng lại được chọn làm các loại túi nilon phổ biến.
Lực bền xé rách:
Rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng cuối cùng của một số mẫu vật liệu làm bao bì nhựa. Giá trị này là 1 hướng dẫn cho biết khả năng chịu các tác động của màng mỏng khi vận hành một vài thiết bị. Đối với 1 vài loại túi bóng, tính chịu xé thấp trở nên có lợi (ví dụ như túi khoai tây chiên). PE có lực bền xé cao trong khi màng Cellophane và màng polyeste có giá trị này thấp.
Độ đàn hồi: Là yếu tố quan trọng liên quan đến bao bì nhựa dẻo. Nó diễn tả khả năng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu của vật liệu sau khi bị biến dạng.
Độ bền hóa học
Về cơ bản, màng nilon có khả năng kháng hóa chất ở mức độ trung bình ( không tính nước và dung dịch trung tính ). Độ bền hóa chất của túi ni lông cũng thể hiện khả năng bám mực và dung môi khi in ấn.
Xử lý bề mặt (xử lý Corona): Các loại màng có độ phân cực thấp (PE, PP) thường rất khó dính bám mực in và keo. Sự thấm ướt bề mặt của vật liệu phụ thuộc vào năng lượng bề mặt của chúng. Do vậy, để tăng đặc tính in của các vật liệu này người ta thường phải xử lý Corona..
Độ cứng màng nhựa : Là lực để bẻ gãy vật liệu trên một đơn vị diện tích.Màng PP định hướng hoặc polyeste có giá trị lực bền kéo cao (≥ 400kp/cm2), cello-phane có thể đạt tới 600kp/cm2 nhưng LDPE thì chỉ từ 100 – 200. của vật liệu plastic được xác định theo phương pháp Rockwell. Dùng viên bi bằng thép có đường kính đặc biệt và được cân với những tải trọng khác nhau tác động lên vật liệu. Độ sâu của vết lõm khi tải trọng được lấy đi được đo. Giá trị Rockwell càng cao thì vật liệu càng cứng.
Độ bền nhiệt
Điểm mềm: điểm mềm Vicat: Nhiệt độ khi một cây kim lọt vào 1 mm mẫu thử. Chỉ số chảy: là tốc độ chảy của nhựa nhiệt dẻo ở nhiệt độ cho sẵn dưới áp suất đặc biệt và qua khe có kích thước đặc biệt trong khoảng thời gian cho sẵn. Chỉ số chảy biểu diễn lượng nhựa chảy qua màng tính bằng gam trong 10 phút.
Khả năng hàn nhiệt (Sealability):
Khả năng hàn nhiệt của các nhựa dẻo nhiệt phụ thuộc vào một số điều kiện sau: Nhiệt độ làm mềm; nhiệt độ và áp suất tại mối hàn; thời gian hàn nhiệt Cấu trúc của màng hoặc bản thân polymer. Tỉ lệ tao tinh thể trên tỉ lệ tạo cấu trúc vô định hình của polymer Lượng chất phụ gia
Lực bền hàn nhiệt:
biểu diễn lực cần để tách 2 bề mặt đã hàn bằng nhiệt ra khỏi nhau theo hướng vuông góc. PE có lưu hàn nhiệt rất cao và Cellophane thì cho giá trị thấp hơn nhiều. Đôi khi mối liên kết hàn nhiệt mạnh thì không cần thiết chẳng hạn như túi đựng kẹo và khoai tây chiên.
Một yếu tố khác được xét đến là màng ni lông có trở nên giòn khi ở nhiệt độ thấp hay không. Điều này rất quan trọng đối với bao bì của thực phẩm đông lạnh. Về điểm này màng PE tốt hơn Cellophane. Vật liệu cũng nên có tính ổn định nào đó để có khả năng chịu được nhiệt độ khá cao. Điều này rất cần thiết đối với loại túi đun sôi. Độ ổn định này có thể được mô tả như là khả năng chịu được sự thay đổi môi trường mà không mất đi những tính chất chủ yếu.